17:38, 28/03/2024
Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử VKSND tỉnh Điện Biên

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN ĐIỆN BIÊN PHỐI HỢP TỔ CHỨC PHIÊN TÒA XÉT XỬ LƯU ĐỘNG CÁC VỤ ÁN PHẠM TỘI “HỦY HOẠI RỪNG”

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN ĐIỆN BIÊN PHỐI HỢP TỔ CHỨC PHIÊN TÒA XÉT XỬ LƯU ĐỘNG  CÁC VỤ ÁN PHẠM TỘI “HỦY HOẠI RỪNG”
Trước thực trạng số lượng các vụ việc đốt phá rừng làm nương đang diễn ra liên tục và có chiều hướng lan rộng trên địa bàn huyện Điện Biên, ngày 17/4/2018 Viện kiểm sát nhân dân huyện đã cùng phối hợp với Tòa án nhân dân huyện Điện Biên tiến hành xét xử lưu động hai vụ án hình sự về tôi danh “Hủy hoại rừng” với mục đích thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đấu tranh phòng chống phá rừng, góp phần bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Điện Biên và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.
 

 
Toàn cảnh phiên tòa xét xử lưu động vụ án về tội “Hủy hoại rừng”
 
Các bị cáo Vàng Tầng Sáng, Vàng Nhìa Hả đều là người dân tộc thiểu số sống trên địa bàn bản Na Côm, xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên do thiếu đất canh tác nên khoảng cuối năm 2016 đến đầu năm 2017, các bị cáo đã dùng dao, rìu và cưa máy chặt phát trên 3000m2 rừng phòng hộ (tại khu rừng phòng hộ thuộc khoảnh 15, tiểu khu 763, khu vực đầu nguồn suối Huổi Cói thuộc bản Na Côm, xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên theo Quyết định số 76 ngày 14/01/2008 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt báo cáo kết quả rà soát, quy hoạch lại ba loại rừng tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006 - 2020 và tờ bản đồ số 4, giao đất, giao rừng cho xã Hẹ Muông theo Kế hoạch số 388/KH-UBND ngày 20/3/2013 của UBND tỉnh Điện Biên), gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Sau khi chặt phát xong thì tiến hành đốt dọn và trồng lúa nương trên diện tích rừng đã chặt phá.
 

 
Hiện trạng rừng tại ô tiêu chuẩn nằm cạnh diện tích rừng đã bị chặt phá khi lực lượng liên ngành khám nghiệm hiện trường
 
Mặc dù hàng năm các bị cáo đều được tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng và ký cam kết bảo vệ rừng nhưng các bị cáo vẫn cố tình thực hiện việc chặt, phá rừng với lí do thiếu đất canh tác, nương cũ của gia đình đất đã bạc màu trồng cấy cho năng suất không cao. Hành vi phạm tội của các bị cáo đã trực tiếp xâm phạm đến chính sách quản lý của Nhà nước về rừng, đã xâm phạm đến sự bền vững và ổn định của môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái.
Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Vàng Tầng Sáng 15 tháng tù, bị cán Vàng Nhìa Hả 12 tháng tù, đây là hình phạt nghiêm khắc có tính răn đe cao, tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người dân.
Trong vụ án này, cũng cần phải thấy rõ trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền còn lơi lỏng trong công tác tổ chức, quản lý bảo vệ rừng theo quy định tại khoản 6 Điều 43 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng, chưa tiến hành giao đất giao rừng theo kế hoạch của UBND tỉnh Điện Biên. Đồng thời chưa kiểm tra, phát hiện, kịp thời để ngăn chặn, xử lý dẫn đến tình trạng  rừng phòng hộ bị chặt phá, thiệt. Bên cạnh công tác bảo vệ rừng, chính quyền mỗi địa phương cùng các cấp, các ngành cần quan tâm phát triển đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số, tạo mọi điều kiện thuận lợi về đất canh tác cho nhân dân để đồng bào an tâm sinh sống, góp phần bảo vệ và phát triển rừng.
Tác giả bài viết: Phạm Khá

Những tin mới hơn

Ý kiến bạn đọc

 

Liên kết

  • Đang truy cập: 371
  • Khách viếng thăm: 363
  • Máy chủ tìm kiếm: 8
  • Hôm nay: 51354
  • Tháng hiện tại: 2625643
  • Tổng lượt truy cập: 23269023
2
1