23:12, 17/04/2024
Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử VKSND tỉnh Điện Biên

MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG THỦ TỤC XEM XÉT,QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN

MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG THỦ TỤC XEM XÉT,QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN
           Luật xử lý vi phạm hành chính quy định các biện pháp xử lý vi phạm hành chính bao gồm: biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
          Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, tại khoản 4 quy định: “4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn”.
           Điều 94, khoản 1 quy định đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc: “1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định”.
           Như vậy luật xử lý vi phạm hành chính quy định đối tượng áp biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đều có điểm chung là trong 06 tháng có 02 lần trở lên thực hiện hành vi vi phạm pháp luật được mô tả trong điều luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (có thể đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc chưa bị xử phạt). Tuy nhiên tại điều 5 Nghị quyết số 04/2015/NQ-HĐTP ngày 24/12/2015 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp luật về xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Toà án nhân dân (Nghị quyết 04) lại hướng dẫn đối tượng áp dụng 2 biện pháp xử lý vi phạm hành chính nêu trên trong thời hạn 06 tháng họ đã ít nhất 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm được mô tả trong các điều 92, 94 Luật xử lý vi phạm hành chính và trong thời hạn đó họ lại thực hiện hành vi này (3 lần vi phạm) nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nghị quyết 04 hướng dẫn như vậy liệu có trái với quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính? bởi lẽ Luật xử lý vi phạm hành chính quy định ít nhất 02 lần vi phạm trong thời hạn 06 tháng và có thể bị xử phạt hoặc chưa bị xử phạt vi phạm, nhưng hướng dẫn tại Nghị quyết 04 lại là ít nhất lần 03 lần vi phạm trong  thời hạn 06 tháng và 02 lần vi phạm trước đều đã bị xử phạt vi phạm hành chính. Bên cạnh đó Thông tư số 19/2015/TT-BTP ngày 28/12/2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn như sau: “...02 quyết định xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng và biên bản vi phạm hành chính (lần thứ 03 trong 06 tháng)…” (điểm b khoản 2 điều 6 Thông tư 19) như vậy sư rất khó khăn trong trường hợp trước đó có vi phạm nhưng chưa bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc trưởng hợp  người chưa thành niên được áp dụng các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính thì sẽ không có quyết định xử phạt.
          Để việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính tại Toà án nhân dân thực hiện đúng các quy định của Luật, các cơ quan có thẩm quyền cần có sự giải thích, hướng dẫn thực hiện thống nhất và tuân thủ đúng quy định của Luật.
Tác giả bài viết: Vi Hoàng Hải

Những tin cũ hơn

Ý kiến bạn đọc

 

Liên kết

  • Đang truy cập: 378
  • Khách viếng thăm: 375
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 112008
  • Tháng hiện tại: 1832929
  • Tổng lượt truy cập: 25403085
2
1