23:45, 17/04/2024
Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử VKSND tỉnh Điện Biên

Thông tin về hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm tố tụng các vụ án về động vật hoang dã

Hội thảo “ Chia sẻ kinh nghiệm tố tụng các vụ án về động vật hoang dã”, được tổ chức tại khách sạn La Thành, số 226, Vạn Phúc, Ba Đình , Hà Nội diễn ra vào ngày 27, 28 tháng 10 năm 2016. Hội thảo có 120 đại biểu đến từ Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, đại diện Viện kiểm sát của hơn 40 tỉnh, thành phố cả nước trong đó có VKSND tỉnh Điện Biên, các Bộ, ngành liên quan, các chuyên gia, và các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã. Được sự hỗ trợ từ Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Đại học kiểm sát Hà Nội và Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Nghiệp vụ kiểm sát TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức hội thảo.
Các đại biểu dự hội thảo cùng trao đổi về thực trạng tình hình truy tố các vụ án về động vật hoang dã hiện nay ở Việt Nam, tìm hiểu những khó khăn, thách thức trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến động vật hoang dã. Đại diện của VKSND một số tỉnh đã chia sẻ kinh nghiệm truy tố, xét xử các vụ án về động vật hoang dã tại địa phương. Các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã đã đưa ra những khuyến nghị nhằm cải thiện việc điều tra, truy tố các vụ án về động vật hoang dã, công tác cứu hộ động vật hoang dã và xử lý tang vật của các vụ án về động vật hoang dã. Tại hội thảo đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động điều tra, xử lý, truy tố, xét xử các vụ án về buôn bán động vật hoang dã:
Thứ nhất: Khó khăn, bất cập trong quy định của pháp luật. Điều 190 chỉ quy định xử lý hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục được bảo vệ (32,160) mà không bao gồm loài trong các công ước (ngà voi, sừng tê, loại CITES).
Thứ hai: Văn bản pháp luật không được sửa đổi đồng bộ, kịp thời gây khó khăn cho các cơ quan thi hành pháp luật.
Thứ ba: Khó khăn trong việc giám định tang vật là động vật hoang dã, quý, hiếm.Hiện cả nước có bốn cơ sở đang tham gia nhiều vào việc giám định động vật hoang dã, quý, hiếm. Hiện có nhiều cơ quan khác có thể tham gia giám định như: Viện sinh học nhiệt đới, Viện sinh thái học, Viện hải dương học, cần đưa các cơ quan này vào danh sách giám định.
Thứ tư: Các Bộ, ngành, địa phương đều chưa lập danh sách Người giám định tư pháp theo vụ việc và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc theo Điều 120, Luật giám định tư pháp năm 2012.
Thứ năm: Khó khăn trong việc định giá tài sản. động vật hoang dã, quý, hiếm thuộc nhóm IB và bộ phận cơ thể của những loài động vật này đều bị cấm buôn bán. Hội đồng định giá tài sản không định giá với lý do những loài động vật này không có bán trên thị trường nên không có giá.
Thứ sáu: Khó khăn trong việc chăm sóc, bảo quản tang vật là động vật, bộ phận của động vật, hoang dã, quý hiếm. Ví dụ: Tê tê không biết cho ăn cái gì…
Tại hội thảo đã chia sẻ, thảo luận, đề xuất, kiến nghị cho phù hợp với pháp luật và thực tiễn, nhằm tăng cường sự phối hợp, nâng cao hiệu quả tố tụng, xử lý các vụ án về động vật hoang dã, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, cũng như bảo vệ loài động vật hoang dã, quý hiếm. Chính phủ Việt Nam đang hợp tác với USAID thông qua dự án quản trị Nhà nước, nhằm tăng trưởng Toàn diện (GIG) do USAID tài trợ với sự phối hợp của các tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, nhằm thực hiện một số cải cách thúc đẩy phát triển kinh tế toàn diện và bền vững.
                                                                                                
Tác giả bài viết: Phạm Thu Hằng

Những tin cũ hơn

Ý kiến bạn đọc

 

Liên kết

  • Đang truy cập: 371
  • Khách viếng thăm: 368
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 112008
  • Tháng hiện tại: 1835447
  • Tổng lượt truy cập: 25405603
2
1