09:41, 29/03/2024
Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử VKSND tỉnh Điện Biên

CÓ THIẾU SÓT TRONG QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÓ TỤNG HÌNH SỰ HAY KHÔNG

CÓ THIẾU SÓT TRONG QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT  BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÓ TỤNG HÌNH SỰ HAY KHÔNG
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam khóa XIV, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 20/6/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018 (sau đây gọi tắt là Luật trách nhiệm bồi thường).
          Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án, thiệt hại được bồi thường; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; cơ quan giải quyết bồi thường; thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường; phục hồi danh dự; kinh phí bồi thường; trách nhiệm hoàn trả; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác bồi thường nhà nước.
          Tại các Điều 34, 35, 36 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định các cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường và các trường hợp bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự. Theo quy định của Luật thì các cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường trong hoạt đông tố tụng hình sự bao gồm: Cơ quan điêu tra, Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án; các trường hợp  bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự bao gồm: Bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố bị can; phê chuẩn của viện kiểm sát đối với việc bắt, gia hạn tạm giữ, tạm giam, khởi tố bị can, truy tố; tuyên bị cáo có tội sau đó có căn cức xác định các trường hợp này là oan, sai.
          Qua nghiên cứu các quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thấy vẫn còn trường hợp có thể có oan, sai nhưng chưa được quy định bồi thường, cụ thể: Khi cơ quan điều tra ra lệnh tạm giam đối với bị can, theo quy định tại khoản 5 Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự thì lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra phải được Viện kiểm sát cúng cấp phê chuẩn, thời hạn xét phê chuẩn của Viện kiểm sát là 3 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam và các tài liệu có liên quan đến việc tạm giam. Trong thực tế, trong khi chờ Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra thì người bị tạm giam đang bị tạm giam tại cơ sở giam giữ rồi, nếu Viện kiểm sát không phê chuẩn lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra thì lệnh tạm giam đó không có hiệu lực thi hành, như vậy người đã bị tạm giam trong trường hợp này phải thuộc trường hợp được bồi thường. Tuy nhiên trong Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước không có quy định bồi trong trường hợp này.
Đây có là thiếu sót của Luật trong quy định về bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự hay không, xin nêu ra để cùng trao đổi.

Tác giả bài viết: Vi Văn Hải – Phó Viện trưởng VKS tỉnh Điện Biên

Những tin cũ hơn

Ý kiến bạn đọc

 

Liên kết

  • Đang truy cập: 403
  • Khách viếng thăm: 395
  • Máy chủ tìm kiếm: 8
  • Hôm nay: 44162
  • Tháng hiện tại: 2644681
  • Tổng lượt truy cập: 23288061
2
1